Sống chung với người bị sùi mào gà có bị lây không?

Sống chung với người bị sùi mào gà có bị lây không?

Hỏi:

Thưa bác sĩ! Bạn trai em bị sùi mào gà không rõ nguyên nhân từ đâu, bạn trai em khẳng định anh ấy chung thủy với em, và em cũng tin điều đó. Chúng em có ở trọ chung với nhau, từ ngày biết anh bị sùi mào gà, bọn em không còn quan hệ nữa. Chỉ ăn, ở và ngủ chung thôi. Liệu em sống chung với người bị sùi mào gà thì có bị lây không ạ? Xin bác sĩ giải đáp giúp em, em đang lo lắng quá!

(Ngọc Huyền – Bình Dương)

sống chung với người bị sùi mào gà
Sống chung với người bị sùi mào gà

Sống chung với người bị sùi mào gà có bị lây không?

Trả lời:

Chào Ngọc Huyền! Cảm ơn em đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho ban biên tập. Sùi mào gà là căn bệnh xã hội phổ biến hiện nay. Chúng chủ yếu lây qua đường quan hệ tình dục. Do đó khi phát hiện bạn trai bị sùi mào gà thì em không quan hệ nữa đó cũng là điều tốt. Tuy nhiên, không phải sùi mào gà chỉ lây qua đường tình dục. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ đi phân tích con đường lây của bệnh sùi mào gà nhé!

Sùi mào gà lây qua con đường nào?

Sùi mào gà là căn bệnh lây nhiễm từ người qua người qua con 5 con đường chính:

  • 1.Quan hệ tình dục:

Theo số liệu thống kê, 90% người bị lây nhiễm sùi mào gà là do quan hệ tình dục không an toàn. Bạn đừng nghĩ rằng nếu quan hệ dùng bao cao su thì sẽ không bị sùi mào gà. Ngay cả việc quan hệ bằng miệng, hậu môn cũng là con đường truyền nhiễm.

  • 2. Lây nhiễm qua đường máu:

Thời gian ủ bệnh của sùi mào gà tương đối lâu, từ 2-9 tháng mới xuất hiện triệu chứng. Do đó, trong thời gian ủ bệnh mà bạn nhận hay được truyền máu từ người này. Hoặc vô tình chạm phải vết xước, vết thương hở cũng là cơ hội lây nhiễm sùi mào gà.

  • 3. Lây truyền từ mẹ sang con:

Nếu mẹ mắc sùi mào gà âm đạo thì không nên chọn phương pháp sinh thường. Vì khi thai nhi đi qua đường tử cung và âm đạo sẽ tiếp xúc với virus và tổn thương sùi. Do đó, em bé khả năng sẽ bị sùi mào gà từ nhỏ do lây nhiễm từ mẹ.

Có thể bạn quan tâm: Mẹ bị sùi mào gà có lây con không?

  • 4. Sùi mào gà lây qua tiếp xúc gián tiếp:

Lối sống thiếu khoa học, mất vệ sinh như: Dùng chung bàn chải đánh răng, khăn mặt, son môi, dao cạo râu, quần áo…Những vật dụng này sẽ là nguyên nhân gián tiếp gây sùi mào gà. Chúng sẽ dính lại dịch mủ của người bệnh và lây nhiễm cho người sử dụng chung.

  • 5. Sùi mào gà lây qua đường ăn uống:

Virus HPV trong máu, trong dịch nhầy và trong nước bọt của người bệnh. Chưa có một tài liệu nào chứng minh chính thức sùi mào gà lây qua đường ăn uống cả. Tuy nhiên, nếu bạn cắn chung thức ăn, ăn chung bát, đũa, muỗng trong lúc có tổn thương bề mặt niêm mạc miệng thì khả năng sẽ bị nhiễm virus. 

Bên trên là 5 con đường chính lây nhiễm sùi mào gà. Như đã kể trên, Ngọc Huyền nói khi em biết bạn trai bị sùi mào gà nên không quan hệ nữa. Đồng thời em chỉ ăn uống và ngủ chung. Tuy nhiên, sùi mào gà ủ bệnh từ 2-9 tháng. Khi đã xuất hiện triệu chứng tức là đã ủ bệnh trước đó. Đồng nghĩa với việc em đã quan hệ với bạn trai trước khi phát bệnh. Do đó khả năng em bị lây nhiễm cũng rất cao em nhé. Bên cạnh đó, việc ăn uống chung bát, đũa cũng có khả năng lây nhiễm. Do đó, tỉnh táo, chủ động thăm khám để phát hiện sớm và có hướng điều trị phù hợp em nhé! 

Có thể bạn quan tâm: Thuốc trị sùi mào gà tại nhà hiệu quả

Zalo tư vấn: https://zalo.me/0705676603