Độ pH Âm Đạo Bình Thường Là Bao Nhiêu?
pH âm đạo giúp ngăn ngừa vi khuẩn. Là yếu tố để đánh giá sức khỏe của chị em phụ nữ đang được khỏe mạnh. Tuy nhiên, vì một số tác động nào đó mà chỉ số pH âm đạo bị thay đổi. Gây mất cân bằng, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm men phát triển. Gây viêm âm đạo và một số bệnh lý phụ khoa.
-
pH âm đạo là gì?
pH âm đạo là chỉ số để đo độ axit của môi trường âm đạo. pH có thang đo từ 0-14 để đánh giá tính acid hay bazo.
Âm đạo có hình dạng là một ống cơ ẩm ướt nối từ âm hộ đến cổ tử cung. Âm đạo bao gồm các cơ, mạch máu, thần kinh và các niêm mạc xếp lớp rất nhạy cảm, có khả năng đàn hồi cao. Trong âm đạo có rất nhiều vi sinh vật có lợi và có hại sống cân bằng với nhau. Nó như một lóp chắn giúp bảo vệ vi khuẩn xâm nhập.
-
Độ pH âm đạo bình thường là bao nhiêu?
Độ pH âm đạo bình thường là từ 3,8 – 4,5. Nếu pH âm đạo nằm trong khoảng này có thể ngăn ngừa nấm và vi khuẩn tấn công. Trong cuộc đời của mỗi con người, pH âm đạo luôn thay đổi.

Tuổi từ 15 đến 40: pH âm đạo nhỏ hơn hoặc bằng 4,5. (Trừ những ngày hành kinh hay trong tình trạng viêm nhiễm mà pH lớn hơn 4,5).
Nếu pH âm đạo lớn hơn 4,5: . Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng:
- Viêm âm đạo do vi khuẩn (BV).: Tình trạng khí hư ra nhiều sẽ xuất hiện, có khi màu trắng, xám hoặc vàng bất thường. Vi khuẩn này gây cho âm đạo tình trạng ngứa ngáy, nóng rát khi đi tiểu. Nếu BV phát triển quá mức sẽ gây ra bệnh HPV (sùi mào gà), HIV.
- Viêm âm đạo cho trichomonas.: Triệu chứng điển hình thường gặp như khí hư có màu xanh, có mùi hôi, có bọt, ngứa, quan hệ đau rát, đau vùng bụng dưới…
- pH âm đạo có tính axit nhưng không gây ra bệnh.: Khi quan hệ tình dục, độ pH tăng lên từ 7,0 – 8,5 để giúp tinh trùng dễ gặp trứng.
-
Nguyên nhân gây mất cân bằng pH âm đạo
- Thụt rửa âm đạo: Thụt rửa âm đạo bằng xà phòng, dung dịch vệ sinh sát khuẩn sâu bên trong không giúp làm sạch âm đạo mà còn gây mất cân bằng pH âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển.
- Chu kỳ kinh nguyệt: Trong máu có độ pH cao hơn môi trường âm đạo. Do đó những ngày nguyệt san có thể làm tăng độ pH âm đạo.
- Sử dụng thuốc kháng sinh:. Lạm dụng kháng sinh, corticoid liều cao, không những tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà còn tiêu diệt luôn vi khuẩn có lợi, khiến pH âm đạo có tính axit, gây ra một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
- Quan hệ tình dục không an toàn: Tinh trùng có tính kiềm, gây gia tăng sự phát triển vi khuẩn.
- Sử dụng thuốc tránh thai hoặc thuốc điều trị nội tiết cũng gây mất cân bằng pH âm đạo.
- Các bệnh lý khác: Tiểu đường, polyp, xạ trị…cũng làm suy giảm hệ miễn dịch, gây mất cân bằng pH.
- Đặt dụng cụ tránh thai cũng có khả năng làm mất cân bằng pH và gây ra viêm nhiễm âm đạo.
- Sử dụng băng vệ sinh: Băng vệ sinh giúp hút các máu của kỳ kinh, tất cả vi khuẩn. Do đó cũng là nguyên nhân khiến độ pH âm đạo thay đổi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Mong rằng những thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn độ pH âm đạo bình thường là bao nhiêu, đồng thời có cách chăm sóc và phòng ngừa đúng cách. Ngoài ra, nếu còn thắc mắc hay có câu hỏi chị em mạnh dạn gọi qua hotline 0935 936 793. Zalo: 070 567 6603
Mục lục nội dung